>

>

>

53% tài khoản thảo luận về VNeID là giả nhằm chiếm đoạt thông tin

Tin tức

53% tài khoản thảo luận về VNeID là giả nhằm chiếm đoạt thông tin

09/07/2025

• 5 phút đọc

TỔNG QUAN


Các cuộc thảo luận xoay quanh ứng dụng định danh điện tử VNeID trên mạng xã hội thời gian qua đang cho thấy sự pha trộn giữa thông tin xác thực và những nội dung mang tính đánh lừa người dùng. Đáng chú ý, nhiều bài đăng kèm theo liên kết đáng ngờ với tiêu đề như “xem thông tin quê quán mới” sau các đợt sáp nhập hành chính – đặt người dùng trước nguy cơ bị lừa đảo (phishing) và rò rỉ dữ liệu cá nhân.


Các nội dung giả mạo được lan truyền có tổ chức


Nhiều tài khoản giả đang tích cực kêu gọi người dùng “cập nhật VNeID ngay để xem địa chỉ và quê quán sau sáp nhập”, đồng thời chèn các liên kết lạ tiềm ẩn nguy cơ lừa đảo. Đáng lo ngại hơn, nội dung các bài viết này gần như giống hệt nhau và xuất hiện đồng loạt trên nhiều tài khoản khác nhau – cho thấy khả năng cao có sự điều phối.


Một số tài khoản khác lại đăng tải thông tin sai lệch rằng “do quá nhiều người truy cập, VNeID bị nghẽn mạng, không thể đăng nhập”. Những bài viết này thường gắn kèm các liên kết lừa đảo, khai thác sự tò mò và tâm lý hoang mang của người dân về các thay đổi hành chính gần đây.


Đặc biệt, có những bài viết mạo danh nội dung cảnh báo bảo mật về việc “khoe ảnh quê quán mới trên VNeID có thể gây lộ dữ liệu”. Tuy nhiên, đây chỉ là vỏ bọc nhằm lấy lòng tin người dùng để điều hướng nhấp vào liên kết giả mạo.


Ngoài ra, một số bài viết còn lan truyền thông tin không chính xác như “giấy phép lái xe biến mất sau khi cập nhật VNeID”, với nhiều tài khoản chia sẻ cùng một câu chữ: “Sau cập nhật App VNeID, có phải nhiều người gặp phải vấn đề mất GPLX? Mình hỏi vài anh em quen, hầu hết đều gặp phải tình trạng này.”


Các tài khoản giả mạo đang đồng loạt “diễn kịch” trên mạng xã hội


Không chỉ xuất hiện rải rác, các tài khoản giả mạo này được phát hiện đã có hành vi phối hợp rõ ràng: cùng chia sẻ một nội dung dưới nhiều hình thức khác nhau, sử dụng từ ngữ gần như y hệt, gắn kèm các đường link độc hại — tất cả nhằm đánh vào tâm lý tò mò và lo lắng của người dân về các thay đổi hành chính mới trên VNeID.


👉 Dưới đây là những ví dụ điển hình của các bài đăng giả mạo đã được phát hiện và phân tích từ dữ liệu của Cyabra trong giai đoạn từ 6/7/2024 đến 6/7/2025:

thao-luan-ve-vneid tai-khoan-gia-mao-tren-mang-xa-hoi

Các bài viết này lan truyền thông tin sai lệch như:


  • VNeID bị nghẽn mạng do quá nhiều người truy cập.
  • Cập nhật VNeID có thể làm mất giấy phép lái xe.
  • Hướng dẫn “xem quê quán mới” thông qua đường link giả mạo.
  • Cảnh báo giả mạo về bảo mật để đánh lừa lòng tin người dùng.

Phát hiện rủi ro ở mức trung bình nhưng cần cảnh giác cao


Theo dữ liệu từ Cyabra, trong tổng số 331 tài khoản tham gia thảo luận, có tới 176 tài khoản (tương đương 53%) là giả mạo, với 328 tương tác đến từ bot – cho thấy chiến dịch lan truyền thông tin sai lệch đang được triển khai bài bản.


Các bài đăng như “cập nhật VNeID” hay “nghẽn mạng” đang được đẩy mạnh trên nhiều tài khoản có mức độ tương tác cao. Dù rủi ro hiện được đánh giá ở mức trung bình, nhưng mức độ tinh vi và quy mô lan truyền khiến đây là vấn đề đáng lo ngại, đòi hỏi sự giám sát chặt chẽ và liên tục từ các cơ quan chức năng cũng như cộng đồng mạng, nhằm kịp thời phát hiện và ngăn chặn nguy cơ tấn công lừa đảo nhắm vào công dân Việt Nam.

so-lieu-cyabra-ve-tai-khoan-gia-mao

Liên hệ Cyabra Việt Nam để được tư vấn về bảo vệ thương hiệu trước các cuộc tấn công trên mạng xã hội

Tham khảo thêm: Tại sao doanh nghiệp cần công cụ bảo vệ trực tuyến

TIN TỨC MỚI NHẤT